Bộ phận Tiết niệu – Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc
Chủ nhiệm Khoa Tiết niệu Phụ nữ Zou, Hsie-Lung
Cô Lin (đã đổi tên) là một phụ nữ hơn 50 tuổi, là bà mẹ của 3 đứa con; sau khi sinh xong, luôn mắc tiểu, đi tiểu gấp, khi ho, hắt hơi cũng bị són tiểu, vốn tưởng là hiện tượng tự nhiên sau khi sinh, mấy năm gần đây triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, khi đi tiểu gấp nếu không lập tức đi vệ sinh, sẽ có tình trạng són tiểu. Tiểu không tự chủ khi ho cũng trở nên rõ hơn, thậm chí khi đi nhanh cũng són tiểu, những triệu chứng này khiến cô không dám vận động, thể trọng tăng nhanh chóng, thậm chí không dám ra cửa, lúc này mới lấy can đảm đi khám bác sĩ.
Cô Lin sau khi khám bệnh nhận được các giải thích khác nhau, có bác sĩ nói đây là chứng tăng động bàng quang, khuyến nghị điều trị bằng thuốc, quả nhiên sau khi uống thuốc, triệu chứng đi tiểu gấp được cải thiện, nhưng khi ho tình trạng són tiểu vẫn rất nghiêm trọng; lại tìm đến một vị bác sĩ khác, bác sĩ này nói đây là tiểu không tự chủ do áp lực, khuyến nghị phẫu thuật, nhưng sau khi phẫu thuật vẫn có thể có tình trạng mắc tiểu, đi tiểu gấp, thậm chí là tiểu không tự chủ cấp bách.
Cô Lin tìm đến Phòng khám của Chủ nhiệm Zou, Hsie-Lung thuộc Khoa Tiết niệu Phụ nữ – Bộ phận Tiết niệu – Đại học Y dược Trung Quốc, bác sĩ Zou, Hsie-Lung cho cô biết, đây là “tiểu không tự chủ hỗn hợp”, là sự kết hợp của hai loại tiểu không tự chủ khác nhau. Chủ nhiệm Zou giúp cô thực hiện xâm lấn tối thiểu “phẫu thuật treo giữa niệu đạo” và “tiêm botulinum toxin vào trong bàng quang”. Ngày hôm sau ngày phẫu thuật có thể xuất viện, ho són tiểu, cảm giắc mắc tiểu, tiểu không tự chủ cấp bách ban đầu đều được cải thiện.
Chủ nhiệm Zou, Hsie-Lung cho biết, do bởi niệu đạo của nữ giới ngắn hơn, chỉ từ 2 đến 4cm, công thêm các yếu tố sinh nở, lão hóa, mãn kinh, do đó tiểu không tự chủ trở thành vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ trung niên.
Tiểu không tự chủ ở phụ nữ có rất nhiều loại, trong đó thường gặp nhất đó là tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ cấp bách. Nguyên nhân của hai loại tiểu không tự chủ này khác nhau, phương thức điều trị cũng khác nhau; nói cách khác, tuy biểu hiện lâm sang đều là són tiểu, nhưng nguyên nhân không giống nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
A. “Tiểu không tự chủ do áp lực”: Khi gia tăng áp lực ở phần bụng, ví dụ són tiểu khi hắt hơi, ho. Nguyên nhân có liên quan đến rối loạn chức năng cơ vòng ngoài lối ra bàng quang. Giống như nắp bình bị lỏng, khi thêm áp lực, chất lỏng trong bình sẽ rò ra ngoài.
Về mặt điều trị, nên bắt đầu từ bài tập Kegel, nếu hiệu quả không lý tưởng, có thể xem xét điều trị phẫu thuật. Hiện tại “phẫu thuật treo giữa niệu đạo”, đặt một dây treo mạng nhân tạo vào giữa niệu đạo, thời gian phẫu thuật ngắn, hồi phục nhanh, tỷ lệ thành công khá cao.
B. “Tiểu không tự chủ cấp bách”: Triệu chứng điển hình là cảm giác đi tiểu gấp một cách đột ngột, muốn mau chóng vào nhà vệ sinh, nhưng lại không kịp, nguyên nhân phát sinh có liên quan rối loạn chức năng thần kinh bàng quang, thường xuyên đi kèm với mắc tiểu và đi tiểu đêm.
Loại tiểu không tự chủ này chủ yếu điều trị bằng thuốc. Ví dụ: Thuốc kháng cholinergic, hoặc chất chủ vận beta 3. Nếu hiệu quả thuốc uống không lý tưởng, hoặc tác dụng phụ quá lớn, thì có thể xem xét “tiêm botulinum toxin vào trong bàng quang” có thể kiểm soát cơ bàng quang co thắt quá mức gây tiểu không tự chủ.
Nếu phụ nữ cùng lúc có hai loại tiểu không tự chủ nêu trên, thì phải làm thế nào? Chủ nhiệm Zou, Hsie-Lung cho biết, cái này gọi là “tiểu không tự chủ hỗn hợp”, thực ra rất thường gặp, theo thống kê, có khoảng 1/3 phụ nữ có vấn đề về tiểu không tự chủ thuộc loại tiểu không tự chủ hỗn hợp. Về mặt truyền thống thường ưu tiên điều trị triệu chứng nghiêm trọng hơn, ví dụ: ưu tiên người bệnh có triệu chứng rõ về són tiểu khi ho, hắt hơi lựa chọn phẫu thuật; nếu là tiểu không tự chủ cấp bách nghiêm trọng hơn, thì kiểm soát bằng thuốc là chính.
Chủ nhiệm Zou, Hsie-Lung cho biết, việc điều trị tiểu không tự chủ hỗn hợp là một thử thách lớn. Bởi tuy đã điều trị một trong hai loại, nhưng loại còn lại vẫn gây phiền toái cho người bệnh.
Chủ nhiệm Zou, Hsie-Lung đồng thời thực hiện “phẫu thuật treo giữa niệu đạo” và “tiêm botulinum toxin vào trong bàng quang” để điều trị cho người bệnh tiểu không tự chủ hỗn hợp. Tiến hành hai loại phẫu thuật trong cùng một lần gây mê. Tiểu không tự chủ sau phẫu thuật rõ ràng được cải thiện, so với người bệnh thực hiện phẫu thuật treo giữa niệu đạo đơn thuần, thì tỷ lệ thành công sau phẫu thuật là 88% và 71%. Thành quả nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí quốc tế “Toxin” năm 2020.
Chủ nhiệm Zou, Hsie-Lung chỉ ra rằng, “tiểu không tự chủ cấp bách” trong tiểu không tự chủ hỗn hợp có liên quan đến chức năng thần kinh bàng quang, và không có phương thức điều trị “một lần chữa khỏi”. Hiệu quả của tiêm botulinum toxin duy trì khoảng 4 đến 6 tháng, sau phẫu thuật vẫn phải tiếp tục phối hợp dùng thuốc và theo dõi thì mới đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
檔案下載:記者會104444.jpg