Health Information

Health Education

:::

Chuẩn bị và các bước cho ăn bằng ống thông mũi dạ dày 鼻胃管灌食準備與步驟(越南文)

Qrcode
列印
A-
A+

Chuẩn bị và các bước cho ăn bằng ống thông mũi dạ dày 鼻胃管灌食準備與步驟(越南文)

2024/7/16

Chuẩn bị trước khi cho ăn

  • Rửa tay.
  • Hỗ trợ người bệnh ngồi lên hoặc nửa ngồi nửa nằm hoặc kê cao đầu 30~60 độ.
  • Nhiệt độ thức ăn duy trì khoảng 37~40 độ (không bỏng tay là chính).

 

Các bước cho ăn

  • Trước khi mở nắp ống thông mũi dạ dày, trước hết dùng một tay lật ngược ống thông mũi dạ dày, tránh không khí vào trong dạ dày.
  • Kiểm tra vị trí ống thông, nếu có các trường hợp sau, thì tạm ngừng cho ăn và thông báo cho nhân viên Y tế:
  • Nhãn ghi nhựa cố định của ống thông có hiện tượng lỏng ra.
  • Kiểm tra trong miệng người bệnh có hiện tượng ống thông lỏng rời ra hoặc cuốn quanh trong miệng hay không.
  • Trước tiến dùng ống bơm hút ngược, để xác định ống thông có vào trong dạ dày hay chưa.
  • Đánh giá tình hình tiêu hóa của dạ dày, quan sát chất chứa và màu sắc cũng như lượng trong dạ dày, nếu ít hơn 50 c.c. thì có thể tiến hành cho ăn; nếu lớn hơn một nửa lượng cho ăn của bữa trước, thì tạm ngừng cho ăn, đợi 1 tiếng sau tiếp tục đánh giá, và phải đổ ngược chất được hút ngược về trong dạ dày, để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Nếu chất được hút ngược có màu xanh sẫm, đỏ sẫm, đỏ tươi hoặc nâu, thì phải thông báo cho nhân viên Y tế.
  • Trước khi cho ăn, dùng 20~30 c.c. nước ấm làm ướt thành ống.

 

  • Dung dịch trong bơm tiêm cho ăn cách mũi khoảng 30~45cm, vận dụng động lực đưa thức ăn chảy từ từ vào trong dạ dày, thời gian cho ăn không được ít hơn 15 phút.
  • Khi cho ăn tránh không khí đi vào trong dạ dày khiến trướng bụng.
  • Khi cho ăn, hỏi cảm giác của người bệnh, nếu người bệnh cảm thấy trướng bụng, đau nhức, nôn ói, ho khạc, khó thở v.v…, thì lập tức ngừng cho ăn, an ủi người bệnh, nếu trường hợp khẩn cấp thì đưa đến Bệnh viện, nếu sảy ra tình trạng nôn ói, thì cần đặt đầu người bệnh sang một bên.
  • Sau khi cho ăn xong, dùng 20~30 c.c. nước ấm rửa sạch đường ống, tránh ống thông tắc nghẽn hoặc thức ăn sót lại trong ống.
  • Lật ngược ống thông nhét vào phần miệng mở ống thông hoặc dùng nắp đậy chặt, để tránh không khí đi vào gây trướng bụng và thức ăn trào ra.

Những điều cần chú ý

  • Sau khi cho ăn, tiếp tục ở tư thế ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi ít nhất 30 phút, để tránh tình trạng nôn ói.
  • Trong vòng 1 tiếng sau khi cho ăn, tránh các hoạt động kịch liệt như hút đờm, vỗ lưng, lật người, luyện tập hồi phục sức khỏe, tan đờm v.v…
  • Phải thay mới vải nhựa giấy của ống thông cố định hàng ngày, giữ vệ sinh cơ thể, và dán vào các nơi khác nhau trên cơ thể, để tránh cho chỗ dán không bị lở loét, chú ý không được di rời độ sâu đã đưa vào của ống thông.
  • Đối với người bệnh sử dụng ống thông cho ăn, phải làm vệ sinh răng miệng và khoang mũi nhiều lần mỗi ngày (có thể dùng nước trà, nước chanh nhạt).
  • Thức ăn phải giữ tươi, dùng hết trong vòng 2 giờ, để chống thức ăn bị hỏng, thức ăn cho ăn bằng ông thông để quá lâu ở nhiệt độ trong phòng phải vứt đi.
  • Phải cho ăn riêng thức ăn và thuốc.
  • Tránh chèn đè , gập khúc thân ống, hoặc khi cho ăn không được co kéo, nhất là đối với người bệnh bồn chồn.
Reference
  • 吳尚蓉、林豐裕、胡月娟、柯淑娟、張景年(2016).加護病房鼻胃管照護的實證運用.Resuscitation & Intensive Care Med,1,130-141。
  • 葉子綺、林佑樺(2021).重症病人的灌食與營養.護理雜誌,68(3),15-20。https://doi.org/10.6224/JN.202106_68(3).03
製作單位:護理部內科加護病房(MICU) 編碼:HE-10040-V
若有任何疑問,請不吝與我們聯絡
電話:(04) 22052121 分機 12290
}
至頂