Health Information

Health Education

:::

Sử Dụng Bơm Tiêm Hút Insulin Như Thế Nào? 如何使用短效型加中效型胰島素?(越南文)

Qrcode
列印
A-
A+

Sử Dụng Bơm Tiêm Hút Insulin Như Thế Nào? 如何使用短效型加中效型胰島素?(越南文)

2024/4/15

Chuẩn bị vật dụng

  1. Bơm tiêm Insulin rỗng.
  2. Miếng vải cồn.
  3. Insulin loại hiệu quả ngắn và Insulin loại hiệu quả vừa.
  4. Thùng thu kim tiêm (bình có nắp và không dễ xuyên thấu)

Các bước tiêm

1. Rửa tay.

2. Kiểm tra thuốc có quá đát hoặc biến chất hay không, hoặc bình thuốc có vết rạn nứt, hư hỏng hay không.

3. Mở nắp bình Insulin.

4. Trước khi sử dụng, đặt bình thuốc Insulin loại hiệu quả vừa đặt nằm trên lòng bàn tay và vê nhẹ, để thuốc hòa tan đều, không được lắc lên xuống bình thuốc, tránh tạo bọt.

5. Dùng miếng vải cồn lau sạch bình thuốc Insulin loại hiệu quả ngắn và nút nhựa Insulin loại hiệu quả vừa.

6. Đầu kim tiêm hướng lên, xoay rút nắp kim ra.

7. Hút không khí tương đương lượng cần tiêm Insulin loại hiệu quả vừa.

8.  Đặt bình thuốc Insulin loại hiệu quả vừa lên mặt bàn, cắm đầu kim vào nút nhựa của miệng bình, và nhấn thanh đẩy của bơm tiêm xuống đưa không khí vào, có lợi cho việc hút ra lượng thuốc cần tiêm chính xác.

9. Hút lấy không khí tương đương lượng thuốc tiêm Insulin loại hiệu quả ngắn cần thiết.

10. Đặt bình thuốc Insulin loại hiệu quả ngắn lên mặt bàn, cắm đầu kim vào nút nhựa của miệng bình, và nhấn thanh đẩy của bơm tiêm xuống đưa không khí vào, có lợi cho việc hút ra lượng thuốc cần tiêm chính xác.

11. Cầm bình thuốc Insulin loại hiệu quả ngắn và bơm tiêm cùng xoay ngược (bình ở trên, bơm tiêm ở dưới), kéo thanh đẩy của bơm tiêm theo đường thẳng đến chỗ đơn vị của lượng thuốc cần tiêm, chú ý có bọt khí hay không. Sau đó rút bình thuốc ra khỏi bơm tiêm rỗng, dùng ngón tay gõ nhẹ khí bọt trong bơm tiêm từ dưới lên trên, và trừ bỏ không khí cho đến khi xuất hiện giọt nước trên đầu mũi kim.

12. Cắm bơm tiêm vào trong bình Insulin loại hiệu quả vừa, cùng cầm lấy xoay ngược (bình ở trên, bơm tiêm ở dưới), kéo thanh đẩy của bơm tiêm theo đường thẳng đến chỗ đơn vị của lượng thuốc cần tiêm, chú ý có bọt khí hay không. (Bình và kim tiêm phải ở trên đường thẳng, mắt nhìn thẳng khắc độ). Sau đó rút bình thuốc ra khỏi kim tiêm. (Nếu lượng thuốc không chính xác thì phải bỏ đi hút lại, không được đưa thuốc cho lại vào trong bình thuốc)

13. Dùng ngón tay gõ nhẹ khí bọt trong bơm tiêm từ dưới lên trên, và trừ bỏ không khí cho đến khi xuất hiện giọt nước trên đầu mũi kim.

14. Dùng miếng vải cồn khử độc vị trí tiêm.

15. Chọn vị trí chính xác để tiêm, tiêm xong cần ngừng 5~10 giây mới rút kim tiêm.

16. Sau khi tiêm xong, dùng ngón cả nhấn thanh đẩy màu trắng và đẩy lên đến cùng, sau khi đẩy lên đến cùng nghe thấy 1 tiếng "rắc" thì nghĩa là đã hoàn thành (đầu kim hoàn toàn bị bọc lại), không cần nắp về.

17. Sau khi sử dụng xong, vứt đầu kim vào thùng thu thập, đem về viện vứt theo xử lý rác thải Y tế.

Vị trí tiêm

  1. Phần bụng: Hai bên bụng (dùng nắm đấm che lấp rốn, phạm vi nắm đấm không tiêm)

  1. Đùi trên: Phần trên phía ngoài của đùi trên

  1. Cánh tay: Phía ngoài dưới cơ tam giác của cánh tay

  1. Phần hông: Phần 1/4 phía trên bên ngoài hông

 

Kỹ thuật tiêm

  1. Kỹ thuật bấu da: Áp dụng cho người bệnh hoặc trẻ nhỏ quá gầy, chỉ có thể sử dụng ngón cái và ngón trỏ / ngón giữa, tránh bấu thịt không đúng cách.
  2. Góc tiêm: Góc tiêm 45 hoặc 90 độ có thể hỗ trợ giảm bớt rủi ro tiêm vào thịt.
  3. Thay phiên các vị trí tiêm: Không được tiêm vào cùng một vị trí. Mỗi lần tiêm thay đổi vị trí cách vị trí lần trước khoảng 1 đốt ngón tay.

Lưu trữ Insulin

  1. Insulin Regular Human (RI): Bình thuốc chưa mở nắp cho vào tủ lạnh bảo quản (2~8 ℃) cho đến khi hết hạn; bình thuốc đã mở nắp đặt ở nhiệt độ trong phòng dưới 30℃ trong vòng 6 tuần.
  2. Insulin Isophane (NPH): Bình thuốc chưa mở nắp cho vào tủ lạnh bảo quản (2~8 ℃) cho đến khi hết hạn; bình thuốc đã mở nắp đặt ở nhiệt độ trong phòng dưới 25℃ trong vòng 6 tuần, 30℃ trong vòng 4 tuần.

Thu hồi bơm tiêm

  • Vứt bơm tiêm Insulin đã qua sử dụng vào trong bình đựng không dễ xuyên thấu, đem đến Phòng tiêm tầng 1 Tòa nhà Y tế Lập Phu (hoặc tầng 1 Tòa nhà Chứng bệnh nặng, gấp) để vứt.
Reference
  • 社團法人中華民國糖尿病衛教學會(2021).2021臺灣胰島素注射指引.社團法人中華民國糖尿病衛教學會。
  • 社團法人中華民國糖尿病學會(2022).2022第2型糖尿病臨床照護指引.社團法人中華民國糖尿病學會。
  • 社團法人中華民國糖尿病學會(2022).2022第1型糖尿病臨床照護指引.社團法人中華民國糖尿病學會。
  • 社團法人中華民國糖尿病衛教學會(2022).2022糖尿病衛教核心教材.社團法人中華民國糖尿病衛教學會。
  • American Diabetes Association.
製作單位:內科部內分泌暨新陳代謝系 編碼:HE-10283-V
若有任何疑問,請不吝與我們聯絡
電話:(04) 22052121 分機 13229、13246
}
至頂