Nguyên nhân thay đổi sự thèm ăn
Do bởi thể lực suy yếu mất sức, khối u chèn ép (chèn ép dạ dày) hoặc chèn lên thần kinh (cơ nuốt thực quản mất điều hòa), vào giai đoạn cuối, bản thân khối u tiết ra chất hóa học khiến cho chức năng tiêu hóa của dạ dày kém đi, chức năng vòm miệng, lưỡi, cơ nuốt thực quản thoái hóa, gây tình trạng chán ăn hoặc khó nuốt.
Phương pháp chăm sóc
- Lựa chọn thức ăn: Thử món ăn mới, mặn hơn hoặc thức ăn mà người bệnh yêu thích.
- Lượng ít chia nhiều bữa, và chú ý bố trí xung quanh, ví dụ bát địa đẹp tinh tế, địa điểm dùng bữa thích hợp.
- Tăng độ dính đặc của thức ăn để dễ nuốt, ví dụ cho vào thức ăn thêm (Nestle Nutrition) vào cháo hoặc đồ uống.
- Chế món ăn mềm dễ tan, dễ nuốt, ví dụ trứng hấp, budding, thạch mềm, sữa tươi, tạo đá Ensure v.v...
- Ăn các món ăn nhiều calo, để tăng thể lực; kem tươi, sô-cô-la, bánh kem, bánh trứng v.v... là sự lựa chọn tốt nhất.
- Vất vả nấu đồ ăn, những người bệnh chỉ ăn một hai miếng là chuyện bình thường, do nước bọt trong miệng tiết ít, rêu lưỡi dày lên, khiến cho không thèm ăn, vì vậy nên quan tâm ở bên người bệnh, đừng cưỡng ép người bệnh ăn.
- Chứng chán ăn là một trong những triệu chứng thay đổi bệnh, do đó việc ăn nhiều hay ít ảnh hưởng không lớn đến tỷ lệ sự sống ngắn hay dài. Người bệnh nằm giường thời gian dài cần calo ít hơn người hoạt động bình thường, do đó người bệnh cảm thấy đói thì cho ăn, không được cưỡng ép ăn khi không đói, bởi vì ép ăn sẽ làm cho dạ dày vốn có chức năng tiêu hóa kém thêm gánh nặng, thức ăn tích trong dạ dày, sẽ nở to, nếu thức ăn tích quá nhiều sẽ ói ra.
- Khi không muốn ăn hoặc ăn ít thì có cần truyền dịch không? Cần được nhân viên Y tế chuyên nghiệp đánh giá. Nếu khối u chèn ép dạ dày khiến ói nhiều dịch tiêu hóa, gây mất cân bằng chất điện giải, thì cần xem xét nên truyền dịch tĩnh mạch.
- Nếu là hiện tượng phát sinh khi lâm chung, thì không nên truyền dịch hoặc dùng ống thông dạ dạy cho ăn để bổ sung dinh dưỡng, bởi vì cùng lúc phát sinh hiện tượng lâm chung, chức năng tim phổi cũng sẽ dần suy giảm, bổ sung thêm nước, không thể hấp thụ dinh dưỡng, mà ngược lại làm tăng gánh nặng tim phổi của người bệnh. Lúc này điều đó là một trong những hiện tượng tiến triểu trong quá trình mắc bệnh và là điều bình thường, duy trì giữ ẩm vòm miệng là việc chăm sóc thích hợp nhất và chu đáo nhất đối với người bệnh.
- Nên ngồi ở tư thế 60~90 độ khi ăn. Khi nuốt hoặc uống đồ ăn mà ho khạc, thì đó là bị vướng nghẹn. Hiện tượng khó nuốt ban đầu, lúc nghẹn khi nuốt rất dễ gây viêm phổi do nuốt. Triệu chứng của nó là nhiều đờm, thở gấp, mất sức, sốt v.v... Việc xử lý lúc này: Vỗ lưng người bệnh, long đờm, hỗ trợ khạc đờm. Nếu có hiện tượng sốt, thì phải liên lạc với nhân viên Y tế để hỗ trợ xử lý.